Những điều cô gái niềng răng nên biết

Quá trình niềng răng phải đeo khí cụ chỉnh nha sẽ gây ít nhiều khó khăn trong thói quen ăn uống và cả việc vệ sinh răng miệng của mọi người. Nhiều người vì đeo niềng mà không thể ăn uống đầy đủ khiến cơ thể trở nên suy nhược. Nếu như việc làm đẹp này ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng của các bạn gái thì cũng không nên chút nào phải không. Vì vậy bạn nên nghiên cứu một chế độ thích hợp để không làm ảnh hưởng đến các mắc niềng, giảm cảm giác đau đớn và đặc biệt là không ảnh hưởng đến sức khỏe và vóc dáng của các bạn gái.

1. Giảm đau

Khi mới bắt đầu niềng răng bao giờ bộ khí cụ cũng sẽ gây cảm giác vướng, cọ xát và khó chịu đối với má trong, nướu và lưỡi. Thường thì trong 1 tuần đầu sau khi niềng răng và 2-3 ngày sau mỗi kì siết niềng, lực căng kéo bắt đầu tác động lên răng và xương hàm nên cảm giác đau nhức là không thể tránh khỏi.Trong những ngày đầu tiên này, bạn nên tránh làm lệch niềng, đứt niềng và khiến cho cảm giác nhức trở nên tệ hơn.

dau-nhuc
Những hiện tượng đau nhức là không thể tránh khỏi

Để giảm đau đớn bạn nên súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối loãng. Chỉ dùng thuốc giảm đau khi tình trạng trở nên trầm trọng và bạn nên hỏi ý kiến của nha sĩ trước khi dùng thuốc để có những chỉ định đúng đắn.

2. Chế độ ăn hợp lý

Trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng để tránh gây những tổn thương ban đầu, làm lệch niềng hay đứt niềng răng bạn nên chọn những thực phẩm mềm hoặc lỏng :

  • Các sản phẩm từ sữa: phô mai, bơ mềm; các loại bánh và thức uống làm từ sữa, sữa chua … đây là loại thực phẩm cung cấp lượng đạm béo dồi giàu lại dễ hấp thụ.
  • Các món ăn làm từ trứng.
  • Các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt.
  • Ngũ cốc, các loại mỳ,nuôi, cơm nấu chín mềm, cháo súp.
  • Những món ăn mềm từ thịt: thịt băm viên, thịt hầm, thịt gia cầm và hải sản.
  • Rau quả: các món luộc, hấp, đậu phụ, khoai tây nghiền …
  • Nước trái cây ép hoặc sinh tố.

Ngoài ra bạn cũng cần phải tránh những loại thức ăn có nhiều đường và giàu tinh bột dễ sinh ra axit làm hư men răng, sâu răng. Bạn có thể ăn tùy thích miễn là tránh :

  • Thức ăn có độ dai : bánh dày, bánh pizza, bánh mì Pháp, các loại bánh nếp…
  • Thức ăn có độ dính : kẹo cao su, kẹo caramel, kẹo dẻo…
  • Thức ăn giòn, cứng : đậu phộng rang, khoai tây chiên, bỏng ngô, kẹo cứng…
  • Thức ăn cần phải cắn vào : cánh gà, bắp/ngô luộc, sườn heo…
nen-tranh
Cả cắn móng tay cũng không nên bạn nhé !

Và đừng cố “thách thức” các mắc cài bằng việc cắn, nhai đồ ăn cứng nhé, nếu không chúng sẽ bị hỏng, rơi ra thì bạn lại phải tốn một khoảng tiền đấy.

ko-nen-can
Mắc cài có thể dễ dàng rơi ra khi bạn cắn mạnh.

Nếu bạn là người yêu thích nước loại nước giải khát như soda, nước ngọt, trà,… thì bạn cũng nên hạn chế dùng chúng.

3. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc vệ sinh răng miệng là vô cùng quan trọng trong suốt quá trình niềng răng. Bạn nên đánh răng thường xuyên với kem đánh răng có chứa flour, dùng nước súc miệng, nước muối loãng và chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa dính trên răng. Bạn nên trang bị cho mình những dụng cụ vệ sinh chuyên dùng để việc vệ sinh dễ dàng hơn.

Brushing your teeth with braces
Bạn có thể dễ dàng tìm mua bàn chải chuyên dùng trên thị trường

Cùng tham khảo qua các bước chải răng đúng cách :
B1 : Chải vùng cổ răng. Nghiêng bàn chải 45 độ so với mặt răng, bắt đầu từ vị trí lợi và răng tiếp xúc với nhau, chải dọc theo thân răng
B2 : Chải vùng răng có gắn mắc cài và vùng rìa cắn của răng. Kết hợp chải dọc và xoay tròn để lấy hết thức ăn trong mắc cài và kẽ răng
B3 : Chải mặt trong răng và mặt nhai các răng, chải răng giống như trường hợp không đeo mắc cài
B4 : Chải vùng mặt bên của các mắc cài. Phần lông bàn chải bình thường khó chạm đến được, do đó thường kết hợp với bàn chải kẽ làm sạch các mặt bên của mắc cài. Đặt bàn chải kẽ vào vùng giữa hai răng, làm động tác kéo lên kéo xuống dọc theo mặt bên các mắc cài.

brushing lower
Các bước chải răng theo trình tự

Sau đó bạn dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn vi khuẩn còn sót lại. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách không chỉ giúp hạn chế sâu răng, giữ vệ sinh mà còn tránh việc hơi thở có mùi trong quá trình đeo niềng.

Bạn thấy đấy, việc chăm sóc sức khỏe khi niềng răng cũng không quá khó khăn đúng không. Chúc bạn thành công với những mẹo vặt trên và luôn có được một hàm răng khỏe đẹp nhé !

Ps: xem thêm các bài về chăm sóc sức khỏe để ban luôn khỏe đẹp.